CUỘC THI VIẾT VỀ ĐIỂN HÌNH DÂN VẬN KHÉO NĂM 2020 CHI BỘ CÔNG TY TNHH MTV KINH ĐÔ
Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/ĐUCQ ngày 24/3/2020 của Đảng ủy cơ quan LĐLĐ thành phố về tổ chức triển khai Cuộc thi viết về điển hình “Dân vận khéo” năm 2020. Chi bộ Công ty TNHH MTV Kinh Đô đã phát động Cuộc thi viết về điển hình “Dân vận khéo” năm 2020.
Cuộc thi đã thu hút 100% cán bộ, đảng viên và người lao động trong Công ty hưởng ứng tham gia viết bài dự thi. Một số bài dự thi đã phản ánh được về các điển hình “Dân vận khéo” là người thật việc thật, phản ánh cách làm hay, sáng tạo, sáng tạo, có việc làm cụ thể, đóng góp tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị … tại địa phương.
Tiêu biểu trong đó phải kể đến bài viết đạt giải nhì của Công ty về “NGƯỜI THUYỀN TRƯỞNG THẦM LẶNG TRÊN MẶT TRẬN DIỆT GIẶC DỐT MÙA DỊCH BỆNH COVID 19” của Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh – Chuyên viên Phòng Hành chính quản trị.
Bài viết viết về Cô giáo Phạm Thị Hương Giang – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương – Ba Đình – Hà Nội. Với cương vị là Hiệu trưởng, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, hết mình vì tập thể, đóng góp nhiều vào hoạt động và thành tích chung của trường; cô đã lựa chọn chiến lược phát triển và xây dựng một ngôi trường mang đậm bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội, với khẩu hiệu hành động “Hội tụ- Kết tinh- Tỏa sáng” thông qua các giải pháp như: Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Xây dựng hình ảnh mỗi thầy cô giáo là một nhà giáo mang đậm phong cách thanh lịch, văn minh, là tấm gương cho học sinh học tập và làm theo mỗi ngày
Năm 2020 khi cả thế giới đau lòng trước sự mất mát lớn về người và thiệt hại về kinh tế, bởi dịch bệnh virus Sar-nCovi2, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cô và nhà trường đã đồng lòng quyết tâm không để dịch bệnh ảnh hưởng đến chặng đường kiến thức của học sinh. Thực hiện các Chỉ thị của Trung ương, Thành phố, ngành giáo dục các cấp. Cô đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của nhà trường sẵn sàng các tình huống ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo truyền tải kiến thức cho học sinh khi phải thực hiện các ly xã hội. Với nhiều cách làm hay, phương thức mới, để thích ứng với việc dạy và học “thời chiến” - chống dịch bệnh và diệt giặc dốt, cô chú trọng các hoạt động truyền thông để cập nhật kịp thời mọi thông tin, diễn biến phức tạp về dịch bệnh: các em học sinh của trường tham gia dự thi vẽ tranh về phòng chống dịch bệnh.
Cô thường xuyên làm các hoạt động từ thiện góp phần giúp đỡ các em nhỏ giảm bớt khó khăn và đặc biệt hơn là cô đã truyền đi thông điệp “Gắn kết- Yêu thương” tới các thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường, hành động và những việc làm tốt của cô được đông đảo phụ huynh học sinh, học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn tin yêu, học tập và khen ngợi. Cô Hiệu trưởng Hương Giang đã luôn là nguồn cảm hứng cho mọi hoạt động giảng dạy của thầy và trò, là người thuyền trưởng thầm lặng trên mặt trận nhất “thời chiến” phòng chống dịch bệnh, diệt giặc dốt. Tất cả vì học sinh thân yêu, đó là tâm niệm của các thầy cô với mái trường Nguyễn Tri Phương – đứng đầu là người thuyền trưởng có TÂM-TẦM-TÀI như cô Hương Giang.
Đây thực sự là một tấm gương sáng về công tác Dân vận khéo thực hiện lời dạy của Bác: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Cuộc thi viết về tấm gương sáng về công tác Dân vận khéo khép lại nhưng qua đây lại mở ra đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa - xã hội sâu rộng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Từ đó, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của VCNLĐ Công ty về công tác dân vận và trách nhiệm thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng.
Cuộc thi đã thu hút 100% cán bộ, đảng viên và người lao động trong Công ty hưởng ứng tham gia viết bài dự thi. Một số bài dự thi đã phản ánh được về các điển hình “Dân vận khéo” là người thật việc thật, phản ánh cách làm hay, sáng tạo, sáng tạo, có việc làm cụ thể, đóng góp tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị … tại địa phương.
Tiêu biểu trong đó phải kể đến bài viết đạt giải nhì của Công ty về “NGƯỜI THUYỀN TRƯỞNG THẦM LẶNG TRÊN MẶT TRẬN DIỆT GIẶC DỐT MÙA DỊCH BỆNH COVID 19” của Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh – Chuyên viên Phòng Hành chính quản trị.
Bài viết viết về Cô giáo Phạm Thị Hương Giang – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương – Ba Đình – Hà Nội. Với cương vị là Hiệu trưởng, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, hết mình vì tập thể, đóng góp nhiều vào hoạt động và thành tích chung của trường; cô đã lựa chọn chiến lược phát triển và xây dựng một ngôi trường mang đậm bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội, với khẩu hiệu hành động “Hội tụ- Kết tinh- Tỏa sáng” thông qua các giải pháp như: Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Xây dựng hình ảnh mỗi thầy cô giáo là một nhà giáo mang đậm phong cách thanh lịch, văn minh, là tấm gương cho học sinh học tập và làm theo mỗi ngày
Năm 2020 khi cả thế giới đau lòng trước sự mất mát lớn về người và thiệt hại về kinh tế, bởi dịch bệnh virus Sar-nCovi2, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cô và nhà trường đã đồng lòng quyết tâm không để dịch bệnh ảnh hưởng đến chặng đường kiến thức của học sinh. Thực hiện các Chỉ thị của Trung ương, Thành phố, ngành giáo dục các cấp. Cô đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của nhà trường sẵn sàng các tình huống ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo truyền tải kiến thức cho học sinh khi phải thực hiện các ly xã hội. Với nhiều cách làm hay, phương thức mới, để thích ứng với việc dạy và học “thời chiến” - chống dịch bệnh và diệt giặc dốt, cô chú trọng các hoạt động truyền thông để cập nhật kịp thời mọi thông tin, diễn biến phức tạp về dịch bệnh: các em học sinh của trường tham gia dự thi vẽ tranh về phòng chống dịch bệnh.
Cô thường xuyên làm các hoạt động từ thiện góp phần giúp đỡ các em nhỏ giảm bớt khó khăn và đặc biệt hơn là cô đã truyền đi thông điệp “Gắn kết- Yêu thương” tới các thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường, hành động và những việc làm tốt của cô được đông đảo phụ huynh học sinh, học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn tin yêu, học tập và khen ngợi. Cô Hiệu trưởng Hương Giang đã luôn là nguồn cảm hứng cho mọi hoạt động giảng dạy của thầy và trò, là người thuyền trưởng thầm lặng trên mặt trận nhất “thời chiến” phòng chống dịch bệnh, diệt giặc dốt. Tất cả vì học sinh thân yêu, đó là tâm niệm của các thầy cô với mái trường Nguyễn Tri Phương – đứng đầu là người thuyền trưởng có TÂM-TẦM-TÀI như cô Hương Giang.
Đây thực sự là một tấm gương sáng về công tác Dân vận khéo thực hiện lời dạy của Bác: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Cuộc thi viết về tấm gương sáng về công tác Dân vận khéo khép lại nhưng qua đây lại mở ra đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa - xã hội sâu rộng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Từ đó, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của VCNLĐ Công ty về công tác dân vận và trách nhiệm thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng.
Hồng Nhung
Các bài viết liên quan